Khoảng hai hoặc ba năm trước, tôi đã đến thăm “Triển lãm nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn” ở Toronto. Phòng triển lãm có rất nhiều bức tranh được trưng bày, phần lớn trong số ấy là những bức vẽ về các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại trong suốt 20 năm qua chỉ vì họ kiên trì với tín ngưỡng vào Chân – Thiện- Nhẫn. Thông qua nghệ thuật mà tái hiện lại con đường gian nan phản bức hại và lan truyền sự thật cho thế giới biết trong hoàn cảnh khó khăn tuyệt vọng.
Trong số đó có bốn bức tranh khiến tôi cảm động một cách khác thường. Nhân vật chính trong bốn bức tranh này là các em nhỏ. Cha mẹ của ba đứa trẻ trong số đó đã bị bắt, tra tấn tàn khốc và bức hại đến chết vì kiên trì tu luyện Pháp Luân Công. Những đứa trẻ này không có nhà để về hoặc tận mắt chứng kiến cực hình hãm hại hoặc trở thành cô nhi khi tuổi còn quá nhỏ. Em bé trong bức vẽ thứ tư đang ở nước ngoài, đứng trên đường trong mưa gió, kêu gọi sự quan tâm, chính nghĩa cùng thiện niệm của thế nhân đối với hàng triệu trẻ em và cha mẹ đang gặp bất hạnh ở Trung Quốc đại lục.
Điều khiến tôi ấn tượng nhất ở những đứa trẻ này là đôi mắt to tròn, hồn nhiên, đơn thuần, chân thành tha thiết, khiến tôi không dám nhìn trực tiếp lại không nỡ bỏ qua. Mặc dù đã qua cái tuổi hiểu về thiên mệnh, tôi đã cố gắng tưởng tượng: Nếu tôi cũng ở tuổi của các em ấy, khoảng 5, 6 đến 10 hoặc 12 tuổi, đôi mắt của chính mình trông sẽ như thế nào. Tôi biết rõ, trong mắt tôi lúc đó thế giới rất đơn giản, không muôn màu muôn vẻ như người lớn, nhận thức đối với tốt xấu thiện ác cũng không được rõ ràng thấu đáo, đối với cực khổ tại nhân gian, cảm thụ về sinh ly tử biệt, lại càng không biết cảm giác thống khổ thấu tâm can như người đã trưởng thành. Khi đối diện với tà ác, nỗi dằn vặt cùng đau đớn bi thương, ngoài sức tưởng tượng và hiểu biết non nớt của các em nhỏ vô tội như vậy, bất lực như vậy… các em nghĩ như thế nào đây? Làm thế nào để hết khổ? Làm sao để hết buồn? Nhưng tôi phải làm thế nào? Nghĩ đến đây, đôi mắt to tròn của các bé đang nhìn tôi khiến trái tim tôi càng thêm đau nhói.
Ánh mắt của những đứa trẻ này thật ngây thơ, đang không ngừng đánh thức lòng nhân ái đang tiềm tàng trong lòng tôi, khiến tôi càng cảm thấy rằng việc bắt bớ người tốt của kẻ ác đã và đang diễn ra thật vô cùng man rợ, vô lương tâm! Và sự bức hại tà ác vô nhân tính, khiến tôi càng cảm thấy một loại sức mạnh thuần khiết và trong sạch, một loại sức mạnh kêu gọi lương tâm trong ánh mắt trẻ thơ.
Lương tâm thức tỉnh đã thúc đẩy tôi viết lời bài hát này, dành tặng cho “Đôi mắt ngây thơ” (lời bài hát của nhạc phim “Đôi mắt thơ ngây” ).
Ca khúc tặng cho ‘Đôi mắt thơ ngây’
Lời bài hát (tạm dịch)
Tiểu hài tử nho nhỏ nhưng có đôi mắt to to.
Trên những giọt nước mắt, phảng phất hình ảnh trên đường tan học trở về chỉ có mây trắng là bạn,
Hình ảnh phản chiếu trước cửa nhà là cây hoa hướng dương chẳng lo chẳng nghĩ, sáng đẹp tươi vui.
Vì điều gì, trên cánh cửa dán chữ ‘Chân – Thiện – Nhẫn’ lại có dán niêm phong “106”?
“Con gái ngoan ngoãn, sau khi tan học nhớ về nhà sớm nhé con …”
Đây là lời cha mẹ dặn dò trước khi em ra ngoài.
Ông Mặt trời lặn nơi chân trời sau núi,
Từng ngôi sao trên bầu trời lấp lánh hiện ra,
Trong bụi cỏ, những con côn trùng nhỏ đang nhộn nhịp, đua nhau lên tiếng,
Chỉ có chiếc chìa khóa nhỏ treo trên ngực là vẫn im lặng lắng nghe:
“Vì cái gì, chờ mãi không thấy cha mẹ về…?
Đôi vai nho nhỏ, đôi mắt to to..
Đôi tay bé nhỏ, nắm chặt song sắt đen kịt lạnh như băng.
Hốc mắt tím xanh, khóe mắt tụ máu, không kìm được mà bật khóc.
Trên nền đất lạnh cứng như băng phía sau, là mẹ em đang bị còng tay xiềng chân nằm trong vũng máu, đôi mắt nhắm lại …
Vì cái gì mà em một mực hỏi mẹ nhưng lại không nhận được câu trả lời?
“Con ngoan nghe lời mẹ, chúng ta không mắng chửi người, không đánh nhau…”
Đây là lời mẹ em dặn mỗi ngày trước khi tới nhà trẻ.
Đôi mắt bất lực mở thật to,
Ai có thể cho em câu trả lời:
“Tại sao, cảnh sát bắt kẻ xấu,
Lại bắt nạt em nhỏ? Bắt nạt mẹ thực hành theo Chân Thiện Nhẫn?”
Em bé nhỏ nhỏ, giọt nước mắt to to.
Đôi vai non nớt, áo khoác trĩu nặng, bọc nhỏ không ngăn nổi nỗi bi thương.
Đi ra từ Mã Tam Gia,
Hai tay bưng lấy chiếc hộp gỗ,
Nâng niu đưa hai người thân yêu nhất về nhà.
Trên hộp là ảnh cưới của họ,
Và với tiếng cười của ngày xưa,
Mãi mãi thể hiện phong thái hào hoa phong nhã …
Vì sao, ở đây được bao vây bởi những bức tường đỏ,
Có địa ngục, và còn ác quỷ?
Vì sao lúc đi vào là người,
Nhưng khi đi ra lại là tro?
“Bảo bối ngoan nghe lời, bên trái là mẹ, bên phải là cha…”
Đây là lời mà lúc bi bô tập nói, ông bà dạy em nói mỗi ngày.
Hỏi cha mẹ một câu,
Họ phong nhã hào hoa,
Tiếng cười xưa còn vang vọng:
“Vì sao, làn gió xuân vĩnh viễn trong quá khứ không thể thổi bay …
Sau này lại phát sinh, hai hàng mi đẫm nước mắt?”
Đôi mắt to, hồn nhiên chờ đợi.
Ngôn ngữ trẻ thơ non nớt, trong cơn mưa gió rét đứng kêu gọi:
“Hãy giúp đỡ ngàn vạn em nhỏ!
Đã mất đi mái ấm gia đình, giống như những con thuyền nhỏ phiêu linh trong gió ác…
Cứu cứu ngàn vạn bậc cha mẹ!
Bị ngược đãi vì đức tin, phơi bày sự thật đã bị bưng bít …”
Vì sao, một đôi trông ngóng,
Gõ ngàn vạn cánh cửa… cửa sổ tâm linh?
Chịu đựng đứng trong mưa để gột sạch,
Được đánh bóng bởi những giọt nước mắt đời người!
Vì điều gì, một giọt mưa đánh vào tâm linh của người xa lạ,
Lại biến thành đại dương?
Cho tôi nếm nước biển, mặn mặn lại đắng chát …
Trong lồng ngực dâng lên những gợn sóng vô tận!
Trong mưa gió, theo tiếng kêu gọi của các em nhỏ,
Hãy giữ vững tâm linh … cánh buồm xa cũ,
Theo hướng lương tâm,
Nhanh nhanh hướng đến sinh mệnh cùng cứu rỗi bến tàu…
Theo Vision Times
San San biên dịch